CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN – HỢP QUY
1. Chứng nhận hợp chuẩn - chứng nhận hợp quy là gì?
Thị trường kinh tế hiện nay là thị trường mở nên một sản phẩm có thể do nhiều nhà sản xuất tiến hành sản xuất, chính vì lý do đó các nhà sản xuất thường mong muốn sản phẩm bên mình được một tổ chức thứ 3 đánh giá khẳng định về chất lượng để tăng tính cạnh tranh, thu hút người sử dụng. Khi tìm hiểu về việc đánh giá chất lượng sản phẩm sẽ nhận được hai khái niệm là Chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn.
Hiện nay, quy định hợp chuẩn, hợp quy được căn cứ theo:
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006;
- Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở
Theo đó có hai loại giấy chứng nhận đó là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (hợp chuẩn) và chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật ( hợp quy).

1.1 Chứng nhận hợp chuẩn
Chứng nhận hợp chuẩn hay còn chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn là việc đánh giá xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (CBHC) quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.
Tại Việt Nam, chứng nhận hợp chuẩn được ký hiệu: TCVN.
1.2 Chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp quy - Chứng nhận phù hợp với quy chuẩn là việc đánh giá, xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Theo quy định Nhà nước, chứng nhận hợp quy được ký hiệu: QCVN.
2. Đối tượng chứng nhận hợp chuẩn - hợp quy?
Đối tượng cần chứng nhận hợp chuẩn - hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QĐP) quy định. Đối với những đối tượng sản phẩm liên quan đến an toàn sức khỏe hay môi trường (sản phẩm hàng hóa nhóm 2) thì cần bắt buộc phải chứng nhận hợp quy.
Để thực hiện việc chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là hoạt động thử nghiệm, phân tích, đánh giá đối tượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng.

3. Các phương thức đánh giá sự phù hợp
Theo quy định Nhà nước, 8 phương thức được đưa ra và áp dụng cho từng loại sản phẩm hàng hóa như sau:
• Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
• Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
• Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
• Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
• Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
• Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
• Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
• Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Tại Việt Nam, phương thức 1, 5, 7 được sử dụng phổ biến cho sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước lẫn đối với hàng nhập khẩu.
Dưới đây là nội dung của hình ảnh:
4. Quy trình chứng nhận Hợp Chuẩn
Bước 1: Tiếp nhận thông tin của Doanh Nghiệp / Tổ Chức
Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận Hợp Chuẩn sản phẩm tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền (như NACERT).
Bước 2: Ký kết hợp đồng chứng nhận hợp chuẩn
NACERT căn cứ vào các thông tin mà Doanh Nghiệp / Tổ Chức cung cấp để soạn thảo hợp đồng và báo phí dịch vụ cho Doanh Nghiệp / Tổ Chức.
Bước 3: Đánh giá quá trình sản xuất
Chuyên gia tiến hành đánh giá kỹ thuật, máy móc, con người,… tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm cần chứng nhận Hợp Chuẩn.
Bước 4: Thử nghiệm mẫu điển hình
Đem mẫu sản phẩm của Doanh Nghiệp / Tổ Chức thử nghiệm tại Phòng VI- LAS được Công nhận. Mẫu thử và phương pháp thử tuân thủ quy định của tiêu chuẩn tương ứng.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận Hợp Chuẩn
Sau khi xác nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn tương ứng, NACERT cấp giấy chứng nhận Hợp Chuẩn có hiệu lực 3 năm cho Doanh Nghiệp / Tổ Chức.
Bước 6: Đánh giá duy trì chứng nhận
Doanh Nghiệp / Tổ Chức phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát trong 3 năm để duy trì hiệu lực của chứng chỉ Hợp Chuẩn.
Bước 7: Tái đánh giá chứng nhận
Sau khi chứng chỉ Hợp Chuẩn hết hiệu lực, Doanh Nghiệp phải tiến hành tái đánh giá chứng nhận. Cuộc tái đánh giá diễn ra tương tự như lần đánh giá đầu tiên, chứng chỉ được cấp lại có hiệu lực 3 năm.
5. Quy trình chứng nhận Hợp Quy
Để đạt chứng nhận Hợp Quy cho sản phẩm/hàng hóa của mình, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
Bước 2: Ký kết hợp đồng chứng nhận Hợp Quy
NACERT căn cứ vào các thông tin mà Doanh Nghiệp / Tổ Chức cung cấp để soạn thảo hợp đồng và báo phí dịch vụ cho Doanh Nghiệp / Tổ Chức.
Bước 3: Đánh giá quá trình sản xuất
Chuyên gia tiến hành đánh giá kỹ thuật, máy móc, con người,… tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm cần chứng nhận Hợp Quy.
Bước 4: Thử nghiệm mẫu điển hình
Đem mẫu sản phẩm của Doanh Nghiệp / Tổ Chức thử nghiệm tại Phòng VI- LAS được Công nhận. Mẫu thử và phương pháp thử tuân thủ quy định của tiêu chuẩn tương ứng.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận Hợp Quy
Sau khi xác nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn tương ứng, NACERT cấp giấy chứng nhận Hợp Quy có hiệu lực 3 năm cho Doanh Nghiệp / Tổ Chức.
Bước 6: Đánh giá duy trì chứng nhận
Doanh Nghiệp / Tổ Chức phải trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát trong 3 năm để duy trì hiệu lực của chứng chỉ Hợp Quy.
Bước 7: Tái đánh giá chứng nhận
Sau khi chứng chỉ Hợp Quy hết hiệu lực, Doanh Nghiệp phải tiến hành tái đánh giá chứng nhận. Cuộc tái đánh giá diễn ra tương tự như lần đánh giá đầu tiên, chứng chỉ được cấp lại có hiệu lực 3 năm.
6. Dịch Vụ Chứng Nhận Hợp Chuẩn Sản Phẩm, Hợp Quy Với NACERT
6.1. Chứng nhận Sản phẩm Hợp Chuẩn
Chứng nhận Sản phẩm Hợp Chuẩn |
---|
Các sản phẩm thuốc, dược phẩm dùng trong thú y | Nhóm trang thiết bị và vật tư y tế |
Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản | Nhóm sản phẩm vật liệu nhựa và hoá tổng hợp |
Chế phẩm vi sinh | Nhóm sản phẩm, dụng cụ, thiết bị bằng kim loại |
Các sản phẩm thực phẩm | Nhóm sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm |
Các sản phẩm hàng tiêu dùng, dân dụng | Nhóm sản phẩm phòng tắm, vệ sinh |
Bộ lọc các loại – Phòng sạch, buồng phòng sạch | Nhóm phương tiện, sản phẩm công trình giao thông |
Đồ chơi trẻ em và đồ dùng dành cho trẻ em, học sinh | Nhóm sản phẩm bê tông và cột điện |
Nhóm sản phẩm gỗ và giấy | Nhóm sản phẩm và vật liệu xây dựng |
Nhóm sản phẩm bảo hộ lao động và thiết bị an toàn | Nhóm thiết bị ngành viễn thông, thông tin truyền thông |
Dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch | Nhóm sản phẩm thiết bị điện và điện tử |
6.2. Chứng nhận Sản phẩm Hợp Quy
Chứng nhận Sản phẩm Hợp Quy |
---|
Vật liệu xây dựng | Keo dán gỗ |
Thức ăn chăn nuôi, thức ăn truyền thống, thức ăn cho động vật cảnh | Thức ăn thuỷ sản - Thức ăn hỗn hợp, thức ăn đậm đặc: thức ăn đậm đặc premix khoáng, premix hỗn hợp vitamin |
Hoá chất hàm lượng thuỷ ngân trong đèn huỳnh quang | Nguyên liệu sản xuất, Các chất dùng trong xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ hải sản: Hoá chất, chế phẩm sinh học |
Hoá chất Natri hydroxit (NaOH) công nghiệp | Các sản phẩm dệt may |
Hoá chất Amoniac công nghiệp | Hàm lượng chì (Pb) trong sơn |
NACERT cam kết về chất lượng dịch vụ:
Thủ tục Nhanh gọn – Đảm bảo tiến độ
Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
Chi Phí Tiết Kiệm – Dịch vụ Hậu Mãi Đa Dạng, Hấp Dẫn
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Số 122, Đường 3.1, Gamuda Gardens phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Văn phòng Đại diện Miền Trung: 23 Lý Nhật Quang, phường Nại Hiên Đông, Quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng
Văn phòng Đại diện Miền Nam: 515A Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
Email: nacertgroup@gmail.com